Có thể ta cho rằng, những căn nhà mang nét xưa cũ là lỗi thời, là cổ lỗ sĩ, thế nhưng, đối với những con người sống trong những năm đầu sau giải phóng, người ta mới hiểu được những cái hay và nét văn hóa từ kiến trúc cổ xưa đem lại để hiểu và trân trọng những giá trị xưa cũ đó hơn.
Đó cũng là suy nghĩ của cặp vợ chồng già đã về hưu, với mong muốn cải tổ lại tổ ấm của mình nhưng vẫn giữ được nét bình yên, mộc mạc vốn có, vừa là nơi nghỉ dưỡng, vừa là nơi sum vầy con cháu mỗi khi Tết đến Xuân về.
Hiện trạng bao gồm khối nhà cơ bản phía trước và khu vực cơi nới phía sau.
Phương án thiết kế đề ra là giữ lại toàn bộ nửa mái trước, sênô, hàng hiên của khối nhà cũ, định hướng khắc phục những nhược điểm về thông gió và chiếu sáng của ngôi nhà hiện trạng: xử lý phần cơi nới tạm bợ phát sinh theo nhu cầu sử dụng, đáp ứng thói quen sinh hoạt mở nhưng vẫn giữ được “ký ức” của ngôi nhà.
Vật liệu tháo dỡ từ ngôi nhà cũ, các chậu cây kiểng và các vật dụng vốn có được chọn lọc, tái sử dụng, hòa trộn với những phần xây dựng mới để tạo nên một tổng thể hài hòa. Hệ khung cửa được gia cố bởi dàn thép, giúp không gian chung thoáng mở, xóa nhòa giới hạn trong – ngoài.
Cây xanh bố trí thành từng nhóm bao bọc khu vực tiếp khách phía trước. Căn nhà vẫn giữ nguyên nếp sinh hoạt dưới hiên của gia chủ nhưng mang nét phóng khoáng và hiện đại hơn.
Phòng khách mang đến cảm giác của một căn nhà cũ kỹ từ những năm đầu mới giải phóng đất nước.
Sập gụ, tủ trưng bày, bàn trà, các món đồ cổ được giữ nguyên vẹn và bày trí hài hòa với không gian.
Phòng ăn với cửa thanh chắn nhằm phân cách với khu vực bếp.
Một bàn ăn ở sảnh mở ra không gian bên ngoài.
Khoảng không gian trốg giữa hai phòng được tân dụng để đặt bồn rửa.
Khu nhà trước được tháo dỡ, cải tạo và xây mới thành khu nhà 2 tầng với 3 phòng ngủ, 3 WC và bếp ăn.
Phòng ngủ tầng 1 trang trí đơn giản với ghế, tủ và sàn đều bằng gỗ.
Phòng ngủ tầng 2 với tường và cửa sổ trang trí bằng miếng gỗ.
Phòng ngủ tầng gác mái với không gian mở.
Nhà bếp đơn giản, tất cả đều bằng gỗ.
Phòng làm việc với nội thất từ thời bao cấp.
Khối tầng 2 nhô cao phía sau nhà có vai trò chắn nắng hướng Tây và khai thác tầm nhìn cho các phòng ngủ trên các tầng lầu.
Phần xây mới phía sau tách rời khu nhà cải tạo phía trước bởi cầu thang và sân trong. Sân và hiên nhà vẫn giữ nguyên vị trí nhưng thay đổi vật liệu hoàn thiện, nằm giữa hai khu cũ – mới vừa đón gió vừa đón ánh sáng.
Nhà vệ sinh không gian mở với cây xanh và ánh sáng tự nhiên.
Phần mái là kết cấu thép kết hợp ngói và trang trí gỗ lạ mắt.
Bản thiết kế của căn nhà.
Tổng hợp bởi: TheGioiNoiThat.com