Nếu như mắt thẩm mỹ của bạn đang dần lớn hơn so với túi tiền không mấy rủng rỉnh của mình, đã bắt đầu bạn nên nghĩ như một nhà thiết kế chuyên nghiệp để biến mọi thứ trông thật đắt tiền.
- Bố trí những vật lớn trước
Hãy bắt đầu nghĩ về khung xương của nhà bếp. Bạn muốn nó có dạng hình chữ L hay đơn giản như hình chữ nhật? Quy tắc tam giác của nhà thiết kế Griffin nói rằng, khoảng cách giữa bếp, bồn rửa và tủ lạnh càng gần nhau càng tốt. Và như một quy luật muôn thuở, tủ lạnh không bao giờ nên được đặt gần cửa ra vào, bởi vì tủ lạnh được xem như điểm cuối cùng của gian bếp.
- Sắp xếp càng cao càng tốt
Trần nhà càng thấp, bạn càng phải đóng kệ tủ cao lên. Điều này sẽ làm cho không gian trở nên thoáng đãng hơn, lại vừa có vẻ như mọi thứ không quá nặng nề.
- Sự phá cách
Sau khi xếp hết những đồ vật lớn, hãy nghĩ tới một sự phá cách nào đó. Đừng phá luật, nhưng hãy tìm cách tạo điểm nhấn cho căn phòng trước khi những món đồ nhỏ lẻ linh tinh khác tràn ngập gian bếp.
- Đừng phớt lờ chi tiết nhỏ
Có những thứ không thể di chuyển được, nhưng nếu bạn bỏ qua một vài lỗ đinh hay những vệt loang lổ trên tường, chúng sẽ là thứ phá hoại cả căn bếp. Hãy khéo léo che đậy bằng những đồ dùng cố định hoặc treo một bức tranh cũng là một ý tưởng không tồi.
- Ánh sáng
Khi bước vào một gian bếp, điều đầu tiên khiến bạn để ý bao giờ cũng là trần nhà để tìm ánh sáng. Hãy nắm bắt được tâm lý tự nhiên đó, sửa lại bóng đèn neon thông thường bằng một dây đèn chùm đơn giản, chúng sẽ như những vì sao tỏa sáng trên sân khấu bếp nhà bạn.
- Đừng đồng bộ sàn nhà
Chúng ta thường có xu hướng các phòng khác lót gạch nào thì sàn bếp cũng lót sàn đó. Tuy nhiên, phòng bếp là nơi cần có sự tương phản, thay vì trải thảm như phòng khách, hãy thử thay thế bằng sàn gỗ hoặc một loại gạch đá nào đó để mang lại cảm giác khác biệt.
- Nghĩ đến sự lâu dài
Làm gì cũng vậy, bạn nên tính đến độ bền lâu của đồ vật. Đừng chọn mua đồ dùng theo giá cả, một chiếc vòi nước tốt không quá đắt để đánh đổi nhiều năm tuổi thọ của cả gian bếp nhà bạn đâu.