Bạn đang rất phân vân không biết phải làm như thế nào để không gian căn bếp trở nên đẹp hơn? Làm sao để xắp xếp, bày trí trong căn bếp nhỏ nhưng trông vẫn tiện dụng?
Bếp là ngọn lửa trái tim của ngôi nhà và tùy theo từng diện tích không gian thiết kế mà bạn có thể trang trí căn bếp theo nhiều phong cách khác nhau. Bài viết ở dưới đây sẽ tập trung vào từng loại hình thiết kế căn bếp phổ biến nhất để các bạn có thể tìm ra được một lựa chọn tốt nhất cho không gian căn bếp của gia đình.
I. Bếp đặt trong góc
Đây là kiểu bố trí căn bếp theo kiểu truyền thống, nơi mà các vật dụng, thiết bị được xắp đặt 2 bên bếp, thuận thiện cho việc nấu nướng.
Ưu điểm của kiểu bố trí nội thất này là các đồ vật như tủ lạnh, lò nướng, bồn rửa và nhiều đồ dùng trong nhà bếp đều nằm trong tầm tay của bạn hoặc ít nhất cũng dễ lấy.
Nhược điểm của kiểu bếp góc sẽ không phù hợp với những căn bếp có diện tích rộng, nó sẽ khiến cho không gian bị trống quá nhiều.
Giải pháp dành cho loại bố trí trong căn bếp này là sắp xếp các đồ dùng, vật dụng gần nhau, dù cho bếp có diện tích rộng hay chật vẫn không để không gian bị trống và dễ dàng hơn trong khi làm bếp.
II. Gian bếp một mặt
Với kiểu thiết kế căn bếp này, tất cả các đồ dùng được bố trí trên cùng một mặt tường, thường được thiết kê riêng trong những căn hộ có không gian nhỏ.
Ưu điểm của bếp này là gọn gàng, tiện lợi, dễ dàng sử dụng các thiết bị trong khi nấu ăn.
Tuy nhiên, nhược điểm của căn bếp một mặt là không gian quá nhỏ,rất khó khăn trong việc sắp xếp mọi thứ trong những lúc có nhiều người nấu ăn cũng như chuẩn bị cho bữa ăn.
Vì thế, để khắc phục nhược điểm này, chủ nhà cần khéo léo trong việc bố trí các đồ dùng để không gian không quá hẹp mà vẫn duy trì được sự tiện lợi, thoải mái khi cần dùng các thiết bị trong lúc nấu ăn.
III. Căn bếp hai mặt
Đặc điểm của loại bếp này là bố trí trông giống như một hành lang. Việc nấu ăn, các thiết bị, đồ nhà bếp thì được bố trí ở 2 bên tường với một hành lang hẹp chạy ở giữa.
Điểm cộng của kiểu bố trí căn bếp này là tận dụng được tốt không gian, đồ đạc được bày trí cả trước và sau lưng người đứng bếp, kiểu thiết kế này được sử dụng rất nhiều trong các nhà hàng.
Nhược điểm dễ thấy của kiểu bếp hai mặt là đặt bếp và vòi rửa ở 2 phía đối diện nhau sẽ rất khó khăn cho những ai vừa chuẩn bị thức ă n vừa nấu.
Khi sử dụng kiểu bếp như thế này, bạn nên bố trí 2 đầu của bếp được nối giữa các phòng với nhau để dễ dàng lấy được ánh sáng tốt, nếu có thể thì bạn nên đặt bếp và bồn rửa về cùng một phía sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
IV. Bếp chữ L
Nhận biết kiểu bếp này vô cùng đơn giản như tên gọi của nó vậy, 2 khoảng cách bức tường với độ dài khác nhau đặt vuông góc, trên đó được xắp xếp những đồ làm bếp bố trí bên trên.
Tuy có thiết kê hình chữ L nhưng lại tạo ra một không gian mở ở phía sau cho người đứng bếp có thể dễ dàng kết nối được với các thành viên còn lại của gia đình.
Nhược điểm rõ thấy của bếp chữ L là hạn chế nhiều người tham gia nấu ăn, sự thoải mái phụ thuộc vào độ lớn góc cạnh ngắn trong căn bếp.
Để tăng thêm không gian diện tích sử dụng trong nhà bếp chữ L, gia chủ có thể đặt thêm một bàn ăn ngay gần bếp, để tạo ra diện tích cho người phụ bếp và nấu ăn mà không cần phụ thuộc vào độ lớn của cạnh nhỏ trong bếp.
V. Bếp dạng chữ U
Tương tự như bếp chữ L, bếp chữ U dễ dàng nhận ra được bằng cách bố trí như ký tự gần cuối trong bảng chữ cái Latin.
Điểm mạnh của bếp hình chữ U là có được không gian lớn, dễ dàng kết nối với các phần còn lại của căn nhà.
Bếp chữ U thường dành cho gia đình chỉ có 1 người nấu ăn chính, vì hoạt động trong căn bếp sẽ không thực sự được thoải mái như các kiểu bố trí khác.
VI. Bếp phân thành từng khu
Đây là kiểu thiết kế mà căn bếp sẽ được phân chia ra nhiều công năng riêng rẽ. Từ khu để thức ăn đến khu chuẩn bị, khu nấu và khu dự trữ đồ ăn.
Ưu điểm của hình thức bếp này là cho phép nhiều người cùng hoạt động trong bếp mà không cản trở công việc lẫn nhau.