Cách nào để thiết kế phòng tắm cho người khuyết tật?

« Trở về
0
0

Bạn nào giúp mình và cho mình vài lời khuyên với câu hỏi trên nha, cám ơn các bạn rất nhiều.

Spam
Posted by Lê Thụy Lâm (Câu hỏi: 10, Trả lời: 0)
Đăng 17/10 00:07
70 Xem
0
Trả lời riêng

Chào bạn, tâm lý chung của người già và người khuyết tật là sự không muốn quá phụ thuộc vào những người xung quanh trong các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là hoạt động vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên những vấn đề này sẽ chưa thể được giải quyết khi họ vẫn phải sử dụng các thiết bị trong phòng tắm được thiết kế theo những tiêu chuẩn thông thường.

Với một vài sự điều chỉnh về thiết bị, vật liệu…dựa trên những nghiên cứu về thói quen, khả năng và kích thước của người khuyết tật, ngày nay không gian phòng tắm dành cho người khuyết tật đã có rất nhiều thay đổi theo hướng tiện nghi, thoải mái và phù hợp hơn, giúp cho họ có thêm một không gian nhỏ – không gian “không phụ thuộc”. Dưới đây là những lời khuyên cho việc lựa chọn ý tưởng, bạn nên tham khảo nếu muốn thiết kế một không gian như vậy trong ngôi nhà của mình:

1. Bước vào bồn tắm dễ dàng:

Thay vì bước qua thành bồn tắm cao 40-50cm thông thường, một người với khả năng đẩy một chiếc cửa rất nhẹ và bước lên cao 12-16 cm có thể tự vào trong bồn tắm. Tuy nhiên điều bất tiện duy nhất là bạn phải đợi nước xả đầy bồn sau khi vào và đợi nước rút hết khỏi bồn trước khi bước ra.

2. Sử dụng vòi hoa sen an toàn:

Vòi hoa sen với ưu điểm là tiếp cận dễ dàng, người sử dụng không cần phải bước lên cao. Tuy nhiên các tai nạn trong phòng tắm lại thường xuyên xảy ra ở đây do trơn, trượt. Lời khuyên đưa ra là sử dụng thêm những chiếc ghế tắm chịu được nước.

3. Ghế ngồi và tay vịn:

Khi phòng càng nhỏ thì tay vịn là yếu tố càng không thể thiếu. Tại mỗi vị trí toilet, bồn tắm, vòi hoa sen…đều cần có tay vịn để việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Những chiếc ghế cơ động không thấm nướcluôn có ích ở bất cứ vị trí nào.

4. Chậu rửa nổi:

Người ngồi trên xe đẩy sẽ dễ đàng hơn khi rửa tay hay trải răng với chiếc chậu rửa nổi, khoảng cách từ mặt sàn lên tới thành chậu không nên cao quá 110cm, thường trong khoảng 80-95 cm.

5. Lớp trải nền chống trơn:

6. Thay đổi độ cao của toilet:

Với chiều cao 45 cm của toilet thông thường, người càng nhiều tuổi sẽ càng gặp khó khăn khi phải hạ trọng tâm xuống thấp, khi đó tay nắm hai bên giúp tăng cường sự vững chắc còn bệ năng sẽ giúp tăng chiều cao lên 10-12 cm.

Với những chi tiết nhỏ được thiết kế đặc biệt, người già và người khuyết tật đã có thể tìm thấy sự thoải mái, tiện nghi và không bị phụ thuộc ngay trong không gian phòng tắm.

Spam
Posted by Trịnh Hoàng Long (Câu hỏi: 0, Trả lời: 67)
Trả lời 17/10 00:08
« Trở về