Chậu cảnh bằng đất nung, chậu khung gỗ hay thậm chí cả chậu kim loại. Hãy cùng đi tìm các loại chậu cảnh nào phù hợp nhất với cây trồng trong ngôi nhà bạn.
Chậu kim loại
Ưu điểm: Bền lâu và khó nứt vỡ, những chậu cảnh làm bằng kim loại khá lý tưởng cho nhiều khu vườn khác nhau. Nhiều chậu cây thậm chí còn có thể đẹp hơn theo thời gian khi dáng vẻ cũ kĩ, gỉ sét của nó có thể hòa vào một cách tự nhiên với nhiều vườn cây. Chất liệu này sẽ là vật dụng trang trí vô cùng tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn.
Chậu cảnh kim loại có thể nhanh gỉ, nhưng chính những vết gỉ sét này sẽ giúp cho góc vườn của bạn trở nên độc đáo hơn.
Nhược điểm: Chậu bằng kim loại rất hạn chế về kiểu dáng và khá ít minh họa. Loại chậu này dễ bị nóng lên khi được đặt ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên rất dễ ảnh hưởng đến cây. Bên cạnh đó, loại chậu này cũng nhanh bị gỉ, rất khó thoát nước nên bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng về loại cây trồng. Nên tránh dùng chậu kim loại gỉ sét hay chứa chì để trồng rau vì những chất này có thể gây ra rất độc cho rau ăn.
Tránh dùng chậu kim loại gỉ sét hay chứa nhiều chì để trồng rau ăn.
Chậu khung gỗ
Ưu điểm: Những khung chậu cảnh được làm từ gỗ có độ linh hoạt lớn, có thể dễ dàng tự chế theo nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Khung gỗ có thể trang trí khá hiệu quả và chịu nhiệt cũng như chịu lạnh tốt. Cũng nhờ vậy mà chậu gỗ có thể bảo vệ cho cây cảnh rất tốt.
Nhược điểm: Chậu gỗ dễ hỏng và mục khi bị tiếp xúc với nước và độ ẩm.
Gỗ là một chất liệu khá linh hoạt để dùng làm chậu cảnh cho khu vườn.
Tuy nhiên loại chậu cảnh này cũng khá mong manh nên cũng cần được bảo vệ kĩ càng.
Bạn có thể thoải mái sử dụng chậu gỗ để trồng rau xanh cho nhà.
Chậu đá và xi măng
Ưu điểm: Những chậu cảnh được làm bằng đá tự nhiên luôn có sức hút rất đặc biệt. Chất liệu đá sẽ mang đến nét vô cùng độc đáo cho không gian nhà bạn. Bề mặt chắc chắn, được đặc khối của chậu đá sẽ giúp cây cảnh trong nhà được tôn lên nổi bật. Chất liệu này cũng rất là bền nên có thể tồn tại trong thời gian khá dài. Nhiều chậu đá cũng được chế biến từ chất liệu đá vôi kết hợp với sợi thủy tinh để tăng thêm tác dụng chống thấm và nhẹ cân hơn.
Nhược điểm: Chậu đá có giá thành cũng khá cao so với nhiều loại chậu cảnh khác nhau.
Chậu đá cũng rất thích hợp cho những ngày hè nắng nóng, có nhiệt độ khá cao.
Chậu cảnh làm từ đá và xi măng cũng đã mang đến nét đẹp rất độc đáo cho góc vườn của nhà bạn.
Chậu đất nung
Ưu điểm: tiện lợi, gọn nhẹ, dễ sử dụng, giá cả cũng phải chăng.
Nhược điểm: dễ nứt vỡ và có thể làm úng cây. Chậu đất nung cũng có thể giữ nhiệt trong một khoảng thời gian dài nên sẽ không có lợi cho cây. Ngoài ra, nếu bạn trồng cây trực tiếp vào chậu, thì cây có thể làm hỏng chậu khi lớn lên. Loại chậu này cũng hấp thụ được nhiều muối khoáng từ đất và nước nên dễ làm xấu đi khung cảnh xung quanh.
Chậu đất nung được sử dụng rất rộng rãi với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau đa dạng vô cùng.
Tuy nhiên loại chậu này cũng khá dễ vỡ và có nhiều điểm bất lợi khác.
Chậu sành sứ
Ưu điểm: Chậu sứ có nhiều loại kích thước và hình dạng khác nhau, thích hợp để làm cho đồ trang trí trong vườn.
Nhược điểm: Dễ vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên nên bạn cần để cho chậu cây ở nơi có nhiệt độ thấp vừa phải. Loại chậu này cũng hút ẩm khá nhiều và khô nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên tưới cây nhiều hơn cho những cây cảnh trồng trong các loại chậu này.
Chậu sành sứ có rất nhiều kiểu dáng và kích thước đa dạng khác nhau.
Tuy nhiên loại chậu này cần phải được chăm chút cẩn thận trong quá trình sử dụng chúng.