Những vị trí này nếu đặt bàn học hay bố trí các chức năng khác dễ khiến trẻ bị vấp ngã khi đứng dậy. Vị trí trần dốc cũng có thể biến thành nơi để bạn và con của mình thỏa sức sáng tạo để căn phòng trở nên đặc biệt hơn.
Phòng của bé được thiết kế khá ấn tượng trên tầng áp mái sẽ mang lại nhiều bất ngờ thích thú dành cho con yêu.
Trẻ em luôn cần một không gian riêng tư thực sự thoải mái giúp con có được sự tự lập từ nhỏ. Vì vậy, nếu gia đình bạn có một phòng áp mái, rộng và thoáng, đừng ngần ngại tạo cho con nơi nghỉ ngơi, vui chơi và học tập riêng biệt với các hoạt động chung của gia đình, để con luôn cảm thấy thích thú và yên tĩnh cho cuộc sống sinh hoạt cá nhân của mình.
Tiêu chuẩn chọn tầng áp mái
Với những ngôi nhà phố hay biệt thự, việc tạo thêm tầng áp mái chỉ là phương án thiết kế mái nên có thêm căn phòng nho nhỏ phía dưới. Tuy nhiên, căn phòng này cũng có thể là nơi khiến con bạn thực sự vui vẻ và hứng thú, bạn cũng đừng ngần ngại để mang đến cho con một thế giới riêng tư và thoải mái nhất ngay trong chính tổ ấm của mình.
Hãy thiết kế hệ thống chống nóng một cách cẩn thận để phòng của con không chịu quá nhiều ‘áp lực’ từ thời tiết vào mùa hè. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thiết kế thêm hệ thống cửa kính chịu nhiệt, vừa giúp căn phòng của con có nhiều ánh sáng tự nhiên nhất và vẫn ấm cúng vào mùa đông, mát mẻ vào những ngày mùa hè.
Đáp ứng được mong muốn của trẻ
Thông thường, khi trẻ lớn lên, bạn sẽ dành cho chúng một căn phòng riêng, nhưng căn phòng riêng đó lại nằm ngay cạnh phòng của vợ chồng bạn. Điều này dễ làm mất đi sự tự do cần thiết cho trẻ. Một ngày chơi cùng bạn bè ở lớp, tối về ‘chịu’ sự giám sát của bố mẹ là điều dễ khiến trẻ cảm thấy mất tự nhiên, cảm thấy bức bối, khó chịu.
Bạn hãy giáo dục con bằng cách khác, không giám sát trẻ một cách trực tiếp, hãy để con được tự do vui chơi, tự do mắc lỗi trong phạm vi có thể, để con tự rút kinh nghiệm và sửa sai. Và tất nhiên, trẻ luôn cần một khoảng trời của riêng mình để có hứng thú trong việc khám phá và sáng tạo, đó chính là khoảng riêng tư tuyệt vời trên tầng áp mái.
Chọn tầng áp mái để bạn bớt đi những bận tâm
Đôi khi phòng của bé ở quá gần với phòng của bạn dễ khiến bạn mất tập trung khi làm việc ở nhà. Hãy dành cho con một căn phòng riêng không chỉ vì con mà còn vì bạn. Bởi để con thoải mái nô đùa, nghịch ngợm trên một tầng riêng, giúp bạn cũng có một khoảng trời riêng cho những hoạt động cá nhân của mình. Điều đó cũng khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật sự thoải mái, ngay cả khi trong nhà có con nhỏ.
Chọn màu cho phòng của bé
Với lứa tuổi nhỏ, dù căn phòng của chúng ở vị trí nào thì việc chọn lựa những gam màu tươi sáng luôn kích hoạt trí thông minh, sức sáng tạo, mang lại cảm giác phấn chấn cho con khi sử dụng không gian. Và một điều cũng không kém phần quan trọng nữa, đó chính là khéo léo sử dụng những gam màu sáng sẽ giúp căn phòng bớt đi cảm giác chật chội của áp mái.
Thêm điểm nhấn cho phòng của bé
Căn phòng trên tầng áp mái có rất nhiều lợi thế, về diện tích, ánh sáng cũng như sự thông thoáng. Vì vậy, bạn cần tạo điểm nhấn cho căn phòng của bé bằng nhiều cách để bé cảm thấy yêu hơn không gian nhỏ của mình.
Bạn có thể tạo điểm nhấn bằng cách chọn một bức tường nhỏ nhất để tô điểm với giấy dán tường nhiều họa tiết bắt mắt, hoặc có thể chọn lựa một vài món đồ nội thất với màu sắc ấn tượng, hoặc cũng có thể chọn phụ kiện trang trí như treo tranh, chọn gối tựa hay thảm trải sàn nổi bật giúp không gian đẹp xinh hơn.
Thêm rèm cho căn phòng mềm mại hơn
Hãy ‘mạnh dạn’ thêm những chiếc rèm bên các khung cửa sổ, rèm có thể mang đến vẻ đẹp mềm mại, xinh xắn cho không gian, hơn nữa, việc khéo léo chọn rèm còn có thể bớt đi những gồ ghề cũng như nét khô cứng của căn phòng. Với căn phòng áp mái, bạn nên chọn loại rèm có chất liệu dày dặn, có thể cách âm, cách nhiệt, chắn sáng để bé thoải mái và luôn khỏe mạnh khi sống trong không gian này.
Bố trí không gian khoa học
Phòng trẻ trên tầng áp mái cũng cần lưu ý đến cách bố trí có chút khác biệt so với các căn phòng thông thường. Với đặc điểm nhiều góc chéo, tường nghiêng, bạn nên sử dụng những góc hẹp để đặt giường ngủ hay tủ, kệ đựng đồ.
Những vị trí này nếu đặt bàn học hay bố trí các chức năng khác dễ khiến trẻ bị vấp ngã khi đứng dậy. Vị trí trần dốc cũng có thể biến thành nơi để bạn và con của mình thỏa sức sáng tạo để căn phòng trở nên đặc biệt hơn.
Không gian ở giữa căn phòng nên sử dụng làm nơi vui chơi giúp bé cảm nhận được sự thông thoáng, rộng rãi và dễ chịu nhất khi sử dụng.