Không khí ô nhiễm là một trong những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho gia đình bằng cách đặt vài chậu cây trong nhà. Cây xanh là chiếc máy lọc không khí hữu hiệu, chắc chắn bầu không khí của ngôi nhà bạn sẽ trong lành, dễ chịu hơn rất nhiều.
Có một thực tế đáng buồn là ngôi nhà của bạn luôn luôn tồn tại rất nhiều chất có hại cho sức khỏe, phổ biến nhất là benzene, trichloroethylene, Amoniac, … Chúng đến từ nước sơn tường, nước sơn nội thất, các sản phẩm nhựa, da nhân tạo, chất tẩy rửa, khói hút thuốc lá và cả khói xe, bụi đường từ bên ngoài chắc chắn cũng xâm nhập vào ngôi nhà của bạn.
Nhưng những loại cây cảnh dưới đây không chỉ có khả năng thanh lọc không khí vượt trọi mà còn rất dễ chăm sóc và không tốn diện tích, phù hợp cả với nhà phố chật hẹp.
Cây sanh
Cây sanh hay còn được gọi là si, gùa, … là loại cây lọc không khí hàng đầu. Chúng giúp loại bỏ đến hơn 70% benzene, amoniac, toluen và các tạp chất có hại trong không khí khác.
Cây sanh rất dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều. Bạn nên đặt chậu cây sanh ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời như cửa sổ, ban công,…
Cây trầu bà
Theo Viện y học ứng dụng thì cây trầu bà là một trong những loài cây có khả năng lọc không khí hiệu quả bậc nhất trong thế giới thực vật. Các chất độc hại như: formaldehyde, xylene, toluene, benzene, carbon monoxide, … là khăc tinh của loài cây này.
Cây trầu bà là loại cây leo, có thể trồng thủy sinh. Cây sẽ thể sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu. Đây cũng là loài cây không cần nhiều công chăm sóc.
Thường xuân
Thường xuân là loại cây leo có thể phát triển xanh tốt cả trong không gian nhỏ. Thường xuân thích hợp với những vị trí trong nhà có ít ánh nắng chiếu vào. Loài cây này loại bỏ được chất benzene, carbon monoxide, formaldehyde, trichloroethylene, … Đồng thời có thể tiêu diệt được những tác nhân gây dị ứng như nấm mốc và vi khuẩn trong phân động vật. Cây thường xuân cũng rất dễ trồng, chỉ cần tưới nước để giữ cho đất ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều cây sẽ bị úng.
Lan Ý
Lan Ý có khả năng hấp thụ formaldehyde, benzene, trichloroethylene, xylene, ammoniac. Điểm cộng của loại cây này là có hoa đẹp, lại dễ chăm sóc, chỉ cần tưới nước thường xuyên. Loài cây này không hợp với những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào. Vì vậy, bạn phải chọn vị trí có ánh sáng vừa phải để Lan ý phát triển tốt.
Hoa cúc mâm xôi
Hoa cúc mâm xôi có khả năng loại bỏ amoniac, formaldehyde, xylene, benzene tuyệt vời. Ngoài ra, những đóa cúc mâm xôi sẽ giúp ngôi nhà của bạn thêm phần rực rỡ và ngát hương.
Tuy nhiên, loài hoa này lại mọc theo mùa và chỉ duy trì được khoảng 6 tuần nếu được chăm sóc tốt. Khi hoa tàn, bạn có thể sử dụng để ủ phân bón để trồng các loại cây khác. Bạn cần chú ý tưới nước đầy đủ cho cây và đặt cây nơi có nhiều ánh sáng.
Cây nhện
Cây nhện rất dễ trồng và có mặt trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chúng có tác dụng lọc không khí và loại bỏ những chất ô nhiểm như benzen, fomaldehyde và xylene.
Cọ lá tre
Với chiều cao tối đa chỉ khoảng 30cm, cọ lá tre thích hợp với nhiều không gian trong nhà.Loài cây này lọc được benzene, formaldehyde và trichloroethylene. Cọ lá tre nên được trồng ở nơi bóng râm và cần nhiều nước.